Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Tranh thêu tay độc đáo

Ở Việt Nam, tranh thêu tay là một nghề truyền thống lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, nghề thêu tranh tay vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc.
 

Lụa vẽ thường là lụa tơ tằm, không lỗi, mịn hoặc hơi thô, dệt thủ công hay dệt bằng máy. Gần đây, do yêu cầu của ngành mỹ thuật, các nhà máy dệt đã sản xuất loại lụa chuyên dùng để vẽ tranh, mỏng và hơi thưa, nhìn rõ thớ lụa.

Tranh thêu tay Anh Hùng Tương Ngộ, ngang 163cm x cao117cm

Tên tranh: Anh Hùng Tương Ngộ
Chất liệu: tranh thêu tay trên vải
Kích thước: ngang 163cm x cao 117
Giá bán 12.000.000 đồng
Giá giảm chỉ còn: 6.800.000 đồng
Số lượng còn trong kho: 1 bức.

Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Sau này, người ta còn dùng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu...

Tranh thêu tay Ngọa Hổ Tàng Long, ngang 99cm x cao 69cm

Tên tranh: Ngoạ hổ tàng long
Chất liệu: tranh thêu tay trên vải
Kích thước: ngang 99cm x cao 69cm
Giá bán 8.200.000 đồng
Giá giảm chỉ còn: 3.800.000 đồng
Số lượng còn trong kho: 1 bức.

 Điểm mạnh của tranh thêu là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ tranh thêu thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa.
Hãy Chọn Cho Mình Một Bức Tranh Thêu Thật Ưng ý Cho Gia Đình Mình !


(Giá bán thanh lý cần trả lại mặt bằng) Liên hệ : 0913 39 89 31

Tranh sơn dầu nghệ thuật

Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ.

Tranh sơn dầu vẽ trên vải. Sơn thuỷ hữu tình ngang 133cm x 93cm

Tranh Sơn Dầu là thể loại tranh phổ biến nhất thế giới, được gọi theo tên của chất liệu vẽ tranh có rất nhiều tính ưu việt: Sơn Dầu. Loại tranh vẽ bằng Sơn dầu đã bắt đầu xuất hiện từ các nền văn minh lâu đời nhất như Địa Trung Hải, Hy Lạp, La Mã... 
Tranh sơn dầu vẽ trên vải. Kích thước ngang 78cm x cao 98cm

Sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao, muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên, nhiều họa sỹ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.

Để có được một tác phẩm sơn mài, người họa sỹ phải mất hàng năm thực hiện. Ngày nay, nhiều họa sỹ làm tranh sơn mài nhanh bằng cách sử dụng sơn Nhật Bản. Loại sơn này rẻ hơn sơn ta rất nhiều. Người làm tranh sơn mài nghệ thuật đích thực thì không vẽ sơn Nhật bao giờ.

(Giá bán thanh lý cần trả lại mặt bằng) Liên hệ : 0913 39 89 31
 

Tranh tứ quý nghệ thuật

Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.

Bộ tranh tứ quý : Bát Tiên Trường Thọ


Kích thước từng bức tranh trong bộ tranh: ngang 28cm x 72cm
Giá bán: 5.800.000 đồng
Giá giảm chỉ còn 2.800.000 đồng
Tên bộ tranh: Bát tiên trường thọ

Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh - những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn - nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... như tứ phương, tứ trụ, tứ đức... Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Liên hệ nhà cung cấp tranh tứ quý nghệ thuật : 0902 358 199